Top 10 lỗi thường gặp khi đánh giá IATF 16949:2016
Tháng 05 năm 2021, tổ chức SMMT, một thành viên của Hiệp hội ô tô thế giới (IATF) đã phát hành dữ liệu về sự không phù hợp được thống kê qua các cuộc đánh giá chứng nhận trên toàn cầu từ 1/6/2020 đến 31/12/2020. Đáng chú ý là dữ liệu top 10 các điểm không phù hợp nặng (Major) và top 10 các điểm không phù hợp nhẹ (Minor) dưới đây.
Top 10 điểm không phù hợp nhẹ (Minor)
Top 10 điểm không phù hợp nặng (Major)
Từ dữ liệu trên chúng ta thấy một loạt các điểm không phù hợp thường xuất hiện như ứng phó kế hoạch đột xuất, bảo trì năng suất tổng thể, đánh giá sự hài lòng của khách hàng, đầu ra của thiết kế quá trình sản xuất, lập kế hoạch kiểm soát, theo dõi và đo lường , v.v.
Tuy nhiên, nổi bật nhất là "Hành động khắc phục" và "Giải quyết vấn đề". Những con số này bao gồm những điểm không phù hợp nhẹ đã được nâng lên thành điểm không phù hợp nặng do kết quả của việc xác minh tại chỗ không hiệu lực. Yêu cầu leo thang này cũng đòi hỏi tổ chức phải có một phương pháp giải quyết mạnh mẽ đối với các sự không phù hợp phát sinh nhằm ngăn ngừa chúng tái diễn. Đây cũng là một yêu cầu trong điều khoản 10.2.3 của IATF 16949.
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao các tổ chức lại bị lỗi "Hành động khắc phục" và "Giải quyết vấn đề" nhiều đến vậy?
Hầu hết các tổ chức khi triển khai IATF 16949 đều đã xác định một quy trình để giải quyết vấn đề. Điều quan trọng ở đây là phải duy trì cách tiếp cận này trong toàn bộ tổ chức nhằm tìm ra nguyên nhân gốc rễ đối với các sự không phù hợp gặp phải. Tuy nhiên không phải bộ phận nào trong công ty cũng hiểu về quy trình giải quyết vấn đề. Mặt khác mối quan tâm đối với các vấn đề mà nhà quản lý phải đối mặt cũng khác nhau. Các khiếu nại từ khách hàng hoặc chỉ thị từ lãnh đạo cấp cao hay công ty mẹ thường tạo áp lực thôi thúc các nhà quản lý phải hành động ngay lập tức và triệt để. Ngược lại các vấn đề phát hiện trong các cuộc đánh giá nội bộ, đánh giá nhà cung cấp hoặc trong quá trình thực hiện tại các bộ phận thì không được quan tâm một cách đầy đủ. Điều này dẫn đến sự không nhất quán trong giải quyết vấn đề của tổ chức.
Làm thế nào để triển khai giải quyết vấn một cách hiệu quả?
Điều quan trọng là phải nâng cao khả năng giải quyết vấn đề trong toàn tổ chức. Để làm được điều này thì đầu tiên phải triển khai đào tạo cho những người quản lý và những người liên quan để họ có năng lực giải quyết vấn đề. Mặt khác, việc quan tâm và thúc đầy toàn tổ chức thực hiện việc giài quyết vấn đề một cách triệt đề cũng góp phần triển khai một cách hiệu quả điều này.
Hiện nay có nhiều phương pháp tiếp cận trong giải quyết vấn đề như 8D report, PDCA, DMAIC... TQSC có nhiều khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho các thành viên của tổ chức. Nếu anh chị quan tâm hãy tìm hiểu các khóa đào tạo của chúng tôi tại đây:
-
Khóa đào tạo kỹ năng giải quyết vấn đề
-
Khóa đào tạo 7 công cụ quản lý (7QC tools)
-
Khóa đạo tạo quản lý sản xuất bằng công cụ thống kê SPC
-
Khóa đào tạo phân tích sai lỗi trong sản xuất FMEA (phiên bản 2019)
Nếu các bạn có câu hỏi hoặc cần hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào liên quan đến dịch vụ của chúng tôi, xin hãy liên hệ:
CÔNG TY TNHH TQSC VIỆT NAM
17/329 đường Ngô Gia Tự, Hải An, TP Hải Phòng | |
0936 336 896 (Ms Trang)/ 0983 683 507 (Ms Phượng) | |
tqscvietnam@gmail.com |