Tìm hiểu về 5 công cụ cốt lõi của IATF 16949
5 công cụ cốt lõi (hay gọi là 5 core tools) được nhắc đến nhiều trong khi triển khai các Hệ thống quản lý IATF 16949 dành cho nhà máy sản xuất, lắp ráp linh kiện ô tô và xe gắn máy. Vậy 5 công cụ cốt lõi này là gì? cách thức triển khai áp dụng chúng như thế nào? Trong bài viết này, chuyên gia của TQSC sẽ chia sẻ với các bạn về điều này.
5 công cụ cốt lõi của IATF 16949 là gì?
5 công cụ cốt lõi trong Hệ thống Quản lý chất lượng ngành Ô tô IATF 16949:2016 hay còn gọi là five core tools là tập hợp các phương pháp, công cụ chất lượng. Chúng bao gồm:
-
APQP (Advanced Product Quality Planning): Hoạch định chất lượng trước khi sản xuất sản phẩm
-
FMEA (Potential Failure Mode and Effects Analysis): Phân tích hình thức sai lỗi tiềm ẩn và tác động của các hình thức sai lỗi tiềm ẩn.
-
MSA (Measurement System Analysis): Phân tích hệ thống đo lường
-
SPC (Statistical Process Control): Kiểm soát quá trình bằng phương pháp thống kê.
-
PPAP (Production Part Approval Process): Quá trình phê duyệt sản xuất
Các công cụ này đã được một số tổ chức là thành viên của Hiệp hội ô tô thế giới (IATF) nghiên cứu và biên soạn như tổ chức AIAG, VDA… Ban đầu các công cụ này được phát triển chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, tuy nhiên với những lợi ích của chúng đem lại, các công cụ này còn được áp dụng cho cả ngành hàng không, vũ vụ, y tế, dược phẩm, quốc phòng.
Ngày nay, hầu hết các nhà sản ô tô trên thế giới đều yêu cầu các nhà cung cấp của mình áp dụng các công cụ cốt lõi này. Việc áp dụng đầy đủ và đúng các công cụ cốt lõi này có thể đảm bảo chất lượng các sản phẩm, linh kiện được sản xuất, tránh được các sai lỗi và giảm các chi phí chất lượng
Tại sao phải sử dụng 5 công cụ cốt lõi của IATF 16949?
5 công cụ cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết, kiểm soát, ngăn ngừa sớm khuyết tật, đồng thời nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả, loại bỏ lãng phí trong ngành công nghiệp ô tô, xe máy. Triển khai 5 công cụ này là yêu cầu bắt buộc và là nội dung quan trọng nhất trong khi triển khai Hệ thống quản lý chất lượng IATF 16949.
Đối với khách hàng, việc các nhà chế tạo, gia công, lắp ráp áp dụng 5 công cụ cốt lõi vào trong công tác hoạch định tạo sản phẩm (APQP), triển khai các hoạt động phát hiện, ngăn ngừa sai lỗi (FMEA) cũng như kiểm soát quá trình đo lường (MSA) và quá trình sản xuất (SPC) sẽ đem lại sự tin cậy rất cao cho khách hàng. Khách hàng sẽ yên tâm khi đặt hàng tại các nhà máy này.
Đối với bản thân doanh nghiệp, khi triển khai áp dụng 5 công cụ cốt lõi sẽ giúp nâng cao nhận thức về chất lượng, giảm các chi phí do chất lượng kém gây ra và đặc biệt là đem lại niềm tin cho khách hàng, góp phần tăng năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác.
Để triển khai 5 công cụ cốt lõi IATF 16949 thì cần phải làm gì?
Bước đầu tiên để triển khai 5 công cụ cốt lõi IATF 16949 là chúng ta cần chọn ra thành viên nhóm triển khai và tiến hành đào tạo về 5 công cụ cốt lõi này. Việc lựa chọn các thành viên nhóm cần lưu ý là phải từ nhiều phòng ban khác nhau. Nhóm này được chia thành nhóm chính, những người liên quan trực tiếp đến sản phẩm (như Thiết kế, phát triển, QA/QC, Sản xuất, Quản lý khuôn, Thiết bị sản xuất...), nhóm hõ trợ gồm những người gián tiếp (như Kinh doanh, Mua hàng, Kho...). Thành viên nhóm cũng cần phải là những người có kinh nghiệm làm việc tại công ty, có kiến thức chuyên môn cao và có tinh thần học hỏi cao.
Bước tiếp theo là cần xây dựng các Hướng dẫn cụ thể cho 5 công cụ này. Hiện nay có rất nhiều sách viết về 5 công cụ này như sách của AIAG hay VDA. Hãy liên hệ với TQSC Việt Nam để nhận thông tin. Ngoài ra việc áp dụng cũng đặc thù theo từng ngành nghề sản phẩm. Vì vậy, tổ chức cần phải dựa trên tài liệu, tiêu chuẩn để xây dựng Hướng dẫn cụ thể 5 công cụ áp dụng cho tổ chức của mình.
Bước thứ ba là lựa chọn sản phẩm để triển khai. 5 công cụ này được áp dụng cho hoạch định, thiết kế và kiểm soát quá trình sản xuất sản phẩm ô tô và xe máy. Trong trường hợp tổ chức vừa sản xuất sản phẩm cho ô tô xe máy, vừa sản xuất sản phẩm khác thì phải tách riêng các phạm vi áp dụng. 5 công cụ này có thể có ích đối với các sản phẩm khác, tuy nhiên nó chỉ phát huy tác dụng đối với sản phẩm ô tô, xe máy (sản phẩm đỏi hòi chất lượng cao)
Bước cuối cùng là triển khai áp dụng, đánh giá và cập nhật các tài liệu này. Việc áp dụng 5 công cụ này không chỉ dừng lại ở giai đoạn xây dựng ban đầu mà nói đòi hỏi nhóm triển khai phải áp dụng và liên tục xem xét, cập nhật những thay đổi. Điều này đỏi hỏi sự tập trung và duy trì sự giám sát liên tục. Quá trình này cũng giúp đảm bảo được chất lượng sản phẩm liên tục được duy trì và cải tiến.
Điều cuối cùng, 5 công cụ này không phải là những công cụ riêng lẻ, chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và được áp dụng trong từng giai đoạn phát triển sản phẩm. Vì vậy việc hiểu biết kỹ chúng và áp dụng trong từng giai đoạn phát triển sản phẩm sẽ đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
TQSC Việt Nam sẽ giúp được điều gì?
Với đội ngũ chuyên gia hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Automotive và đã triển khai nhiều tư vấn, đào tạo IATF 16949, TQSC cung cấp dịch vụ:
- Đào tạo 5 công cụ IATF 16949 từ cơ bản tới nâng cao. (Xin tham khảo các khóa đào tạo tại đây)
- Tư vấn xây dựng các Hướng dẫn, biểu mẫu áp dụng 5 công cụ.
- Tư vấn, hướng dẫn lập các hồ sơ 5 công cụ cho từng sản phẩm của công ty.
Chi tiết xin liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH TQSC VIỆT NAM
17/329 đường Ngô Gia Tự, Hải An, TP Hải Phòng | |
0936 336 896 (Ms Trang)/ 0983 683 507 (Ms Phượng) | |
tqscvietnam@gmail.com |