Tiêu chuẩn IATF 16949 là gì?
IATF 16949 là một tiêu chuẩn về Hệ thống Quản lý Chất lượng (QMS) áp dụng cho các tổ chức sản xuất ô tô, xe máy và các sản phẩm, dịch vụ liên quan. Tiêu chuẩn IATF 16949:2016 xây dựng dựa trên cấu trúc ISO 9001:2015 và được phát hành vào ngày 1/10/2016 bởi Nhóm Đặc nhiệm Quốc tế về Ô tô thế giới (International Automotive Task Force-IATF). Tiêu chuẩn IATF 16949:2016 ra đời thay thế cho tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009 được phát hành bởi tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) trước đó.
Tiêu chuẩn IATF 16949:2016 không chỉ cập nhật các yêu cầu từ ISO 9001, mà còn bổ sung nhiều quy định đặc thù nhằm giải quyết các rủi ro và yêu cầu riêng biệt của ngành ô tô/xe máy. Hầu hết các nhà sản xuất ô tô/xe máy đều yêu cầu các nhà cung cấp của mình phải xây dựng Hệ thống Quản lý Chât lượng đáp ứng theo yêu cầu tiêu chuẩn IATF 16949:2016. Vì vậy đạt được chứng nhận IATF 16949:2016 là một điều kiện quan trọng khi muốn tiếp tục cung ứng linh kiện vào trong chuỗi ô tô/xe máy.
Mục tiêu của tiêu chuẩn IATF 16949
Tiêu chuẩn này nhằm:
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Tăng cường độ tin cậy và an toàn của các linh kiện, sản phẩm và quy trình sản xuất.
- Giảm rủi ro và lãng phí: Phòng ngừa lỗi từ giai đoạn thiết kế, sản xuất đến cung ứng.
- Cải tiến liên tục: Đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững thông qua việc cải tiến quy trình và giảm thiểu sai sót.
- Tăng cường sự hài lòng của khách hàng: Đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các hãng sản xuất ô tô lớn trên toàn thế giới.
Ai được chứng nhận IATF 16949?
- Tiêu chuẩn IATF 16949:2016 chỉ áp dụng cho các đơn vị sản xuất, lắp ráp và các dịch vụ liên quan ngành ô tô/xe máy. Các nhà cung cấp cấp 1, cấp 2 và cấp 3… trong chuỗi cung ứng ô tô/xe máy. Các công ty thiết kế, sản xuất và cung ứng linh kiện, phụ tùng và nguyên liệu sản xuất linh kiện ô tô/xe máy đều có thể được chứng nhận IATF 16949.
- Các đơn vị sản xuất, lắp ráp các linh kiện không nằm trong chuỗi cung ứng ô tô/xe máy hoặc Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hậu cần, gia công hoặc lắp ráp liên quan đến ngành ô tô. thì sẽ không được đánh giá, cấp giấy chứng nhận IATF 16949.
- Các đơn vị hỗ trợ các chức năng cho ngành ô tô/xe máy như: Thiết kế, mua hàng, bán hàng, kho vận...vẫn thuộc phạm vi trong khi đánh giá đánh giá chứng nhận IATF 16949 cho cơ sở sản xuất chính nhưng những đơn vị này sẽ không được cấp giấy chứng nhận IATF 16949 độc lập.
Tham khảo thêm yêu cầu trong mục 1.0 của quy định đánh giá và duy trì chứng nhận IATF 16949 phiên bản 5 (Rules 5th) và sắp tới là phiên bản 6 (Rules 6th)
Cấu trúc tiêu chuẩn IATF 16949
IATF 16949 tuân theo cấu trúc Annex SL, giúp tích hợp dễ dàng với các tiêu chuẩn quản lý khác như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001. Tiêu chuẩn gồm các phần chính sau:
- Phần 1- Phạm vi áp dụng:
- Phần 2- Tài liệu viện dẫn: Tài liệu viện dẫn bao gồm tiêu chuẩn ISO 9000:2015 và hai phụ lục A, B. Các tài liệu viện dẫn quan trọng được liệt kê tại phụ lục B của tiêu chuẩn
- Phần 3- Thuật ngữ và định nghĩa: Bao gồm các thuật ngữ trong ISO 9000:2015 và các thuật ngữ riêng cho ngành Automotive.
- Phần 4- Bối cảnh của tổ chức. Xác định vai trò và yêu cầu của tổ chức trong chuỗi cung ứng ô tô.
Phần 5- Sự lãnh đạo: phần này bao gồm các cam kết của lãnh đạo trong việc xây dựng và duy trì hệ thống QMS, Chính sách chất lượng và phân công Trách nhiệm, quyền hạn. - Phần 6- Hoạch định: Các yêu cầu liên quan đến phân tích rủi ro, cơ hội, hành động phòng ngừa, các yêu cầu về ứng phó tình huống đột xuất, lập kế hoạch cải tiến chất lượng, mục tiêu chất lượng và hoạch định sự thay đổi.
- Phần 7- Hỗ trợ: Bao gồm các yêu cầu về quản lý nguồn lực, năng lực nhân sự, trao đổi thông tin và kiểm soát các thông tin dạng văn bản.
- Phần 8- Vận hành: Đây là phần quan trọng của tiêu chuẩn, nó bao gồm các yêu cầu về hoạch định sản phẩm, thiết kế sản phẩm và quá trình chế tạo, kiểm soát quy trình sản xuất, cung ứng, thông qua sản phẩm và kiểm soát các sản phẩm không phù hợp.
- Phần 9- Đánh giá: Giám sát, đo lường và đánh giá hiệu quả hệ thống QMS.
- Phần 10- Cải tiến: Hành động khắc phục và cải tiến liên tục.
Tiêu chuẩn IATF 16949 ban hành tháng 10/2016 tuy nhiên tới nay đã được sửa đổi nhiều lần. Mỗi lần sửa đổi, tổ chức IATF đều ban hành các thông báo sửa đổi (Sanctioned Interpretations-SI).
Xem thêm: Cập nhật những thay đổi mới nhất của IATF 16949:2016- Sanctioned Interpretations (SIs)
Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn IATF 16949
- Được công nhận toàn cầu: IATF 16949 là một tiêu chuẩn bắt buộc cho các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của các hãng xe lớn như Toyota, Ford, General Motors. Các đơn vị đạt được chứng nhận sẽ được IATF công nhận trên trang web của họ.
- Tăng cường năng lực cạnh tranh: Doanh nghiệp có chứng nhận IATF 16949 sẽ tạo được niềm tin với khách hàng và đối tác.
- Giảm chi phí hoạt động: Kiểm soát tốt hơn các quy trình, giảm tỷ lệ phế phẩm và lãng phí.
- Tuân thủ yêu cầu pháp lý: Đảm bảo các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và pháp lý.
- Tiêu chuẩn IATF 16949 không chỉ là một tiêu chuẩn quản lý chất lượng, mà còn là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững trong ngành công nghiệp ô tô/xe máy.
- Bằng cách áp dụng IATF 16949, doanh nghiệp không chỉ đạt được sự cải tiến trong hoạt động mà còn đáp ứng tốt hơn các kỳ vọng ngày càng cao của thị trường toàn cầu.
Nếu bạn đang tìm kiếm một hướng dẫn chi tiết hoặc dịch vụ tư vấn triển khai IATF 16949, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được hỗ trợ tốt nhất!